Ho là tình trạng bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em. Khi trẻ bị ho, cơn ho có đờm, thường xảy ra nhiều hơn khi về đêm gần sáng, trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều bà mẹ có con nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh đặt ra câu hỏi: Khi trẻ ho khan thì uống thuốc gì? Ho có đờm xanh thì phải làm sao? Mà không biết rằng trẻ bị ho là biểu hiện của những bệnh lý thay đổi trong cơ thể của trẻ. Để hỗ trợ điều trị triệt để cơn ho, mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân khiến trẻ bị ho để có thể phòng tránh.
Có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho:
Trẻ bị ho do cảm lạnh hoặc thay đổi thời tiết:
Thời tiết thay đổi thất thường hoặc những cơn cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ có những cơn ho kéo dài kèm theo sốt cao, sổ mũi, hắt xì và có thể dẫn tới viêm xoang viêm phổi cấp nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm tắc thanh quản:
Trẻ bị ho do viêm tắc thanh quản sẽ có tiếng ho khác thường so với bất kì cơn ho nào khác: tiếng ho chát chúa, khô khốc và thường hay bắt đầu vào buổi đêm. Bệnh viêm tắc thanh quản do virus lây lan gây bệnh khiến cho cổ họng và khí quản bị sưng và thu hẹp lại ảnh hưởng đến nhịp thở của trẻ.
Viêm tiểu phế quản:
Cơn ho có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh nông và khó khăn khi thở. Nguyên nhân chính là do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi gọi là tiểu phế quản do virus hợp bà hô hấp gây nên. Loại virus này thường gây bệnh vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.
Trẻ bị ho do cảm cúm:
Khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày hay đêm. Cơ thể bơ phờ mệt mỏi, cổ họng rát, sổ mũi và sốt cao. Thủ phạm chính là do virus gây cảm cúm gây ra thường trong khoảng thời gian từ tháng tư đến tháng mười một hàng năm.
Như vậy, bố mẹ phải làm sao với bệnh ho của bé? Bố mẹ có thể chăm sóc bé như sau:
- Nên để bé có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Tăng cường đề kháng cho bé bằng sữa mẹ hoặc các sản phẩm dinh dưỡng được cấp phép và đạt tiêu chuẩn của bộ y tế. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều nước và các chất điện giải.
- Tắm hơi có thể giúp làm giảm cơn ho cho bé. Bố mẹ nên ngồi cùng với bé trong phòng tắm, sử dụng hơi nước ấm hoặc nóng. Không khí ấm áp và hơi nóng từ nước sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Cần thận trọng tránh để bé bị bỏng.
- Nếu bé hơn 1 tuổi, bạn có thể pha cho bé một ly nước ấm với mật ong và chanh. Lưu ý cách này không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi, vì hệ cơ quan chưa hoàn thiện có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ mật ong.
- Chủ động tiêm phòng cho trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm nhất giúp trẻ phòng ngừa trẻ bị ho do các bệnh lý như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi…
Siro ho Thiên Vương Phế có khả năng hỗ trợ cầm ho tức thì, bổ phế. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cho viêm họng, viêm phế quản bảo vệ đường hô hấp khi trẻ bị ho. Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện đường tiêu hóa khi dịch đờm và mũi chảy xuống ống tiêu hóa bằng thành phần men sống lên men từ tinh chất tỏi đen.
Khuyến cáo: Sản phẩm không phải là thuốc, không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.